Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

'The economy must pay dearly for excessive tightening'

'Nền kinh tế phải trả giá đắt vì thắt chặt quá mức'

Theo tiến sĩ Võ Trí Thành, chính sách vĩ mô thắt chặt so với kỳ vọng ban đầu, từ góc độ đầu tư, tín dụng đến cung tiền đã làm cho tình hình kinh tế phải trả giá quá cao.
5 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng 2,35% so với cuối năm 2012, thấp nhất trong 4 năm qua. Trong khi đó, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể và phá sản lại ở mức cao (23.200 doanh nghiệp). Điều này khiến nhiều ý kiến cho rằng chính sách thắt chặt quá mức thời gian qua đã khiến nền kinh tế suy yếu.
Trao đổi bên lề Hội thảo công bố Báo cáo Kinh tế thường niên 2013 hôm qua, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) kiêm thành viên Nhóm tư vấn của Thủ tướng nhận định, thắt chặt chính sách tiền tệ đã khiến sức mua của người tiêu dùng yếu đi, đầu tư của doanh nghiệp và chi tiêu của Chính phủ bị thu hẹp.
nguyen-duc-thanh-JPG-1369656924_500x0.jp
Tương lai kinh tế Việt Nam còn rất gập ghềnh. Ảnh: Huyền Thư
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 giảm 0,06% và có thể tiếp tục giảm trong tháng 6. "Trước mắt, trong quý II, lạm phát có thể âm, còn sang nửa cuối năm chỉ số này có thể tăng nhẹ do yếu tố mùa vụ, mặc dù không bằng mọi năm", vị này cho hay. Chưa nhìn thấy sự giảm phát trong năm nay, song ông bày tỏ lo ngại khi số doanh nghiệp rút khỏi thị trường lên tới hàng vạn, điều "chưa bao giờ xảy ra".
Dự báo cho cả năm 2013, báo cáo mang tên "Trên đường gập ghềnh tới tương lai" của VEPR cho thấy, lạm phát năm nay dao động từ 4,95 - 6,64%, thấp hơn năm 2012. Điều này diễn ra trong bối cảnh sức khỏe của nền kinh tế vẫn còn đáng lo ngại, doanh nghiệp suy yếu, nợ xấu chưa được giải quyết triệt để, lãi suất cao. Năm 2013, tốc tộ tăng trưởng kinh tế dự kiến chỉ khoảng 5,04 - 5,35%, tiếp tục thấp hơn mục tiêu 5,5% mà Chính phủ đề ra.

Tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn - Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng nhận xét chính việc chú trọng quá đến mục tiêu kiểm soát lạm phát dẫn đến việc kinh tế suy giảm, trong tương lai có thể gây mất cân đối cung cầu hàng hóa và tạo ra lạm phát do thiếu cung.
Để tránh một tương lai "kém tươi sáng", ông khuyến nghị, Việt Nam cần thực thi hài hòa giữa chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định tăng trưởng. Thời gian tới, phải tính toán "cái giá phải trả" cho việc thắt chặt chính sách để quyết định nên duy trì chính sách thắt chặt như hiện nay hay nới lỏng.

Ngoài ra, kinh tế Việt Nam cũng được nhìn nhận đang ở phân khúc thấp của chuỗi giá trị toàn cầu, gây khó khăn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu, công nghệ trong nước. Yếu tố này đã gây cản trở đến năng suất lao động, vốn lại là "linh hồn" của quá trình tái cơ cấu, vị này phát biểu.

Do vậy, trong ngắn hạn, cần tập trung những giải pháp để ứng cứu kịp thời cho doanh nghiệp. Về trung và dài hạn, phải tập trung tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, khôi phục niềm tin của dân chúng và nhà đầu tư. "Nếu kết hợp được hai yếu tố này thì sẽ không bị rơi vào vòng xoáy hết lạm phát rồi đến suy giảm, rồi hết suy giảm lại tới lạm phát", tiến sĩ Ngoạn nhấn mạnh.

Trước đó, trao đổi với về tình hình kinh tế hiện nay, PGS-TS Đào Văn Hùng - Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển cho biết sản xuất của doanh nghiệp "đang rất đình đốn" và cần những động thái cấp bách của Chính phủ.

Biện pháp hiệu quả nhất được vị này đưa ra là tăng chi tiêu Chính phủ, nới trần nợ công nhằm kích thích tổng cầu. "Nếu chi tiêu công tăng lên thì việc sử dụng sắt thép, xi măng và lao động sẽ toàn dụng hơn, kéo theo một loạt các ngành khác phát triển sẽ khiến thị trường ấm lên và nền kinh tế sẽ xoay chuyển được", ông nói. Vì vậy, cần gấp gói kích cầu kinh tế khoảng 100.000 đến 200.000 tỷ đồng để giải cứu doanh nghiệp.
Các chuyên gia của VEPR cũng khẳng định, Việt Nam cần nghiêm túc xem xét lại mô hình kinh tế vừa qua và sớm định hướng một mô hình mới, cùng những thể chế hỗ trợ phù hợp, nếu không các cuộc cải cách sẽ không có mục tiêu thực sự, và "Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội đi tới tương lai bằng con đường bằng phẳng".
Liên quan đến tỷ giá, tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn cho rằng tỷ giá ổn định đã góp phần nâng cao giá trị tiền đồng, tăng dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, điều này lại gây ra những hệ lụy nhất định cho nền kinh tế như lãi suất cao, ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp.

Với lãi suất cao, tỷ giá ổn định thì sẽ dẫn đến chuyển dịch cơ cấu đồng tiền, nhiều người có thể bán trước ngoại tệ lấy tiền đồng rồi cho vay. Với lượng ngoại tệ ngắn hạn này thì Ngân hàng Nhà nước lại phải mua vào qua phát hành tín phiếu. Do đó, ông đề xuất phải nghiên cứu rõ "chi phí" của chính sách ổn định tỷ giá, để xem liệu có nên tiếp tục thực thi không.
Trong khi đó, theo báo cáo của VEPR, định hướng của chính sách tỷ giá không chỉ dừng lại ở những điều chỉnh ngắn hạn trong nửa cuối năm nay (tăng khoảng 2-3%) mà cần một tầm nhìn ổn định nhằm tác động tích cực đến sản xuất.

Huyền Thư

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

Thông tin thuế tháng 03/2013


 

Trong số này:

Văn bản mới

Sửa đổi bổ sung một số quy định về Lệ phí trước bạ 3

Thông tư hướng dẫn hoàn thuế Bảo vệ môi trường (“BVMT”) cho bao bì đóng gói sẵn trước ngày 30/6/2013 3

Thông tư sửa đổi một số quy định về đăng ký và hưởng Bảo hiểm thất nghiệp (“BHTN”) 4

Văn bản hướng dẫn

 

5

Thuế Thu nhập Doanh nghiệp (“TNDN”)

5

Thành lập chi nhánh được coi là hình thức đầu tư mở rộng 5

Chính sách thuế đối với tổn thất hàng hóa do bị cháy

Chuyển nhượng tài sản gắn với đất thuê được xem là hoạt động

5

chuyển nhượng bất động sản Ưu đãi thuế TNDN dự án đầu tư tại Khu công nghệ cao

6

Thuế Giá trị gia tăng (“GTGT”)              6 6

Sử dụng hóa đơn đối với hoạt động vận tải biển quốc tế 7

Chi nhánh giải thể không phải lập hóa đơn khi bàn giao tài sản 7

Khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm Dùng lại hóa đơn đã in khi thay đổi tên công ty

7

Thuế Nhà thầu nước ngoài (“NTNN”)    8

Thuế Nhà thầu đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ phát sinh

8

trước ngày 1/1/2009 8

Thuế Xuất nhập khẩu (“XNK”)

8

Thuế XNK đối với hàng hóa của Doanh nghiệp chế xuất (“DNCX”) 8

Thuế Bảo vệ môi trường (“BVMT”)

Bao bì đóng gói hàng hóa, mua qua trung gian không được miễn thuế BVMT

8

Lệ phí trước bạ 9 Lệ phí trước bạ với trường hợp đổi tên văn phòng đại diện do sáp nhập công ty mẹ 9 Giá tính lệ phí trước bạ đối với tài sản không phải là nhà, đất 9

Vaên baûn môùi

Sửa đổi bổ sung một số quy định về Lệ phí trước bạ

Ngày 25/3/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 23/2013/NĐ-CP (“Nghị Định 23”) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2011/NĐ-CP về Lệ phí trước bạ. Nghị định 23 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2013.

Một số nội dung bổ sung, sửa đổi đáng lưu ý như sau:

               Sửa đổi quy định về một số trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ liên quan đến nhà đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng; bổ sung nhà kho, nhà ăn, nhà để xe của cơ sở sản xuất, kinh doanh không thuộc đối tượng nộp lệ phí trước bạ;
               Mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi là 10% khi nộp lệ phí trước bạ lần đầu, trường hợp cần áp dụng mức thu cao hơn do Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh tăng nhưng tối đa không vượt quá 50% mức quy định chung. Trường hợp nộp lệ phí trước bạ lần thứ 2 trở đi thì áp dụng mức thu 2% thống nhất trên toàn quốc.

 

Nội dung thay đổi được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 34/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 28/3/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 124/2011/TT-BTC ngày 31/8/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ.


Thông tư hướng dẫn hoàn thuế Bảo vệ môi trường (“BVMT”) cho bao bì đóng gói sẵn trước ngày 30/6/2013

Ngày 18/3/2013 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 30/2013/TT-BTC hướng dẫn hoàn lại tiền thuế BVMT đối với túi ni lông làm bao bì đóng gói sẵn hàng hóa theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ. Để được hoàn lại tiền thuế BVMT, các doanh nghiệp sản xuất trực tiếp nhập khẩu bao bì dùng để đóng gói sẵn hàng hóa hoặc làm dịch vụ đóng gói hàng hóa cần nộp cho cơ quan Thuế hoặc cơ quan Hải quan bộ hồ sơ bao gồm: (i) Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách Nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính; (ii) Tờ khai bổ sung hồ sơ khai thuế, tiền phạt chậm nộp theo mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Thông tư 30/2013/TT­BTC; (iii) Chứng từ nộp thuế BVMT, tiền phạt chậm nộp. Thời hạn nộp hồ sơ là trước ngày 30/6/2013 cho cơ quan Thuế hoặc Hải quan nơi đã kê khai, nộp thuế.

Thông tư này cũng hướng dẫn về đối tượng, hồ sơ, trình tự thủ tục hoàn thuế BVMT đã nộp đối với túi ni lông sử dụng làm bao bì đóng gói sẵn hàng hóa từ ngày 1/1/2012 đến hết ngày 14/11/2012 (sau thời điểm này loại túi ni lông sử dụng với mục đích nêu trên đã được miễn nộp thuế BVMT theo Nghị định số 69/2012/NĐ-CP).

Thông tư 30/2013/TT-BTC có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

Thông tư sửa đổi một số quy định về đăng ký và hưởng Bảo hiểm thất nghiệp (“BHTN”)

Ngày 1/3/2013 Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đã ban hành Thông tư số 04/2013/TT-BLĐTBXH sửa đổi một số quy định về đăng ký và hưởng BHTN.

Theo sửa đổi tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này, công chức Nhà nước (trừ những người được tuyển dụng vào các đơn vị sự nghiệp Nhà nước trước ngày Nghị định số 116/2003/NĐ-CP có hiệu lực) và người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng nếu có giao kết hợp đồng lao động cũng thuộc diện được tham gia BHTN.

"Người đang đóng BHTN" quy định tại Điều 15 (đã sửa đổi, bổ sung) Nghị định số 127/2008/NĐ-CP được hiểu là người có

tháng liền kề trước khi bị mất việc đã đóng BHTN. Tháng liền kề này bao gồm cả tháng nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên và tháng tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Trường hợp người lao động muốn đăng ký thất nghiệp với Trung tâm giới thiệu việc làm tại địa phương khác nơi đã làm việc trước khi mất việc làm thì khi đăng ký phải xuất trình thêm Giấy xác nhận về việc chưa đăng ký thất nghiệp. Giấy này do Trung tâm giới thiệu việc làm nơi người lao động đã làm việc trước khi mất việc làm cấp (mẫu số 1b ban hành kèm Thông tư này).

Thời hiệu đăng ký hưởng BHTN quy định tại Điều 9 Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH được nâng từ 7 ngày lên 90 ngày. Tuy nhiên, thời hiệu được đăng ký sau khi quá hạn đối với những người bị ốm đau, thai sản, tai nạn, thiên tai, địch họa lại rút ngắn xuống còn 7 ngày, tính từ ngày hết hạn đăng ký, thay vì 30 ngày trước đây.

Thông tư bãi bỏ mẫu số 11 và số 12 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT­BLĐTBXH và đính kèm các biểu mẫu sau: Đơn đăng ký thất nghiệp, Đề nghị xác nhận về việc chưa đăng ký thất nghiệp, Đơn đề nghị hưởng BHTN,...

Thông tư số 04/2013/TT-BLĐTBXH có hiệu lực kể từ ngày 15/4/2013.

Vaên baûn höôùng daãn


Thuế Thu nhập doanh nghiệp (“TNDN”)

Thành lập chi nhánh được coi là hình thức đầu tư mở rộng

Theo hướng dẫn tại Công văn 727/TCT-CS ngày 6/3/2013 của Tổng cục Thuế, trường hợp doanh nghiệp trong quá trình hoạt động có thành lập thêm chi nhánh hạch toán phụ thuộc không phân biệt chi nhánh có cùng địa bàn với trụ sở chính hay khác địa bàn với trụ sở chính thì vẫn được coi hoạt động đầu tư mở rộng quy mô. Theo đó, phần thu nhập tăng thêm từ chi nhánh không được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định.

Chính sách thuế đối với tổn thất hàng hóa do bị cháy

Theo quy định hiện hành, giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được coi là chi phí hợp lệ nếu có đầy đủ chứng từ theo quy định. Theo đó trường hợp doanh nghiệp vận tải có hàng hóa bị bốc cháy trong quá trình vận chuyển sẽ được coi là trường hợp bất khả kháng, theo đó được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Trên đây là nội dung Công văn 827/TCT-CS ngày 14/3/2013 của Tổng cục Thuế.

Chuyển nhượng tài sản gắn với đất thuê được xem là hoạt động chuyển nhượng bất động sản

Theo hướng dẫn tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế TNDN:

“Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản bao gồm thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất; thu nhập từ cho thuê lại đất của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về đất đai không phân biệt có hay không có kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc gắn liền với đất, thu nhập từ chuyển nhượng nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó không phân biệt có hay không có chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất; thu nhập từ chuyển nhượng các tài sản khác gắn liền với đất đai."

Theo quy định trên, trường hợp doanh nghiệp chuyển nhượng tài sản gắn với đất thuê thì doanh nghiệp phải hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động này để kê khai, nộp thuế TNDN theo quy định. Doanh nghiệp không được bù trừ thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng tài sản gắn với đất thuê vào thu nhập hoặc lỗ của các hoạt động kinh doanh sản xuất kinh doanh khác nhưng

được bù trừ lãi, lỗ với các hoạt động chuyển nhượng bất động sản khác (nếu có). Trên đây là nội dung hướng dẫn tại Công văn số 889/TCT-DNL ngày 19/3/2013 của Tổng cục Thuế.

Ưu đãi thuế TNDN dự án đầu tư tại Khu công nghệ cao

Theo Công văn số 966/TCT-CS ngày 25/3/2013 của Tổng cục Thuế, trường hợp doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo điều kiện đầu tư vào Khu công nghệ cao nhưng tại thời điểm thành lập cơ sở hạ tầng trong khu công nghệ cao chưa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh nên phải hoạt động ngoài Khu công nghệ cao thì doanh nghiệp không được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo điều kiện ưu đãi đầu tư vào Khu công nghệ cao.

Sau khi đã có đầy đủ cơ sở hạ tầng tại Khu công nghệ cao, Công ty chuyển hoạt động kinh doanh vào Khu công nghệ cao thì dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao chỉ được hưởng ưu đãi thuế TNDN cho thời gian còn lại theo quy định nếu vẫn đáp ứng điều kiện ưu đãi tại Khu công nghệ cao.

Thuế Giá trị gia tăng (“GTGT”)

Sử dụng hóa đơn đối với hoạt động vận tải biển quốc tế

Theo quy định tại Khoản 1.c Điều 9 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/1/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT thì:

“Vận tải quốc tế quy định tại khoản này bao

gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam; hoặc cả điểm đi và đến ở nước ngoài, không phân biệt có phương tiện trực tiếp hay không có phương tiện. Trường hợp hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa” được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì:

a) Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa dành cho các tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

c) Hóa đơn xuất khẩu là hóa đơn dùng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu, hỗ trợ và nội dung theo thông lệ quốc tế và quy định của pháp luật về thương mại.”

Theo đó, trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải ký hợp đồng vận tải quốc tế với khách hàng trong nước thì đơn vị kinh doanh có thể lựa chọn sử dụng hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn xuất khẩu.

Trên đây là nội dung tại Công văn số 697/TCT-CS ngày 5/3/2013 của Tổng cục Thuế.

Chi nhánh giải thể không phải lập hóa đơn khi bàn giao tài sản

Theo hướng dẫn tại Công văn số 729/TCT­CS ngày 6/3/2013 của Tổng cục Thuế, khi chi nhánh giải thể thì chi nhánh có trách nhiệm hoàn thành mọi nghĩa vụ về thuế đối với cục Thuế địa phương. Khi bàn giao tài sản về công ty mẹ chi nhánh không phải lập hóa đơn .

Khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Trường hợp công ty bảo hiểm ký hợp đồng bảo hiểm hiểm tài sản cho khách hàng, trong hợp đồng bảo hiểm có ghi rõ khi tổn thất xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, công ty bảo hiểm có quyền lựa chọn hình thức thanh toán chi phí thực tế để sửa chữa, thay thế hoặc trả bằng tiền theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Trường hợp khách hàng bảo hiểm gặp tổn thất về tài sản, hàng hoá, khách hàng tự mang tài sản đi sửa chữa hoặc mua hàng, hoá đơn sửa chữa tài sản hoặc mua hàng mang tên khách hàng bảo hiểm, sau đó, khách hàng bảo hiểm lập hoá đơn GTGT cho công ty bảo hiểm theo giá trị tương ứng với các chi phí sửa chữa tài sản hoặc mua hàng có hoá đơn GTGT trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Đồng thời khách hàng bảo hiểm đã kê khai, nộp thuế GTGT và công ty bảo hiểm đã kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các hoá đơn này, thì phần thuế GTGT tương ứng cũng được chấp thuận kê khai khấu trừ.


Trên đây là nội dung hướng dẫn của Tổng cục Thuế tại Công văn số 715/TCT-CS ngày 6/3/2013.

Dùng lại hóa đơn đã in khi thay đổi tên công ty

Theo hướng dẫn tại Công văn số 900/TCT­CS ngày 20/3/2013 của Tổng cục Thuế, trường hợp doanh nghiệp thay đổi tên nhưng mã số thuế, địa chỉ không thay đổi thì doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc có thể đóng dấu tên mới bên cạnh tiêu thức tên đã in sẵn để tiếp tục sử dụng hết số hóa đơn đã in.

Tuy nhiên trước khi sử dụng hóa đơn theo tên mới, doanh nghiệp cần:

               Thông báo điều chỉnh giảm những số hóa đơn đã thông báo phát hành theo tên cũ còn tồn chưa sử dụng;
               Thông báo phát hành những số hóa đơn sẽ sử dụng theo tên mới.

 


Thuế Nhà thầu nước ngoài (“NTNN”)

Thuế Nhà thầu đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ phát sinh trước ngày 1/1/2009

Trường hợp công ty ở Việt Nam mua hàng của công ty ở nước ngoài và công ty ở nước ngoài chỉ định công ty khác ở Việt Nam giao hàng cho công ty mua hàng theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ trong giai đoạn từ ngày 16/2/2005 đến ngày 31/12/2008, Công ty nước ngoài thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định tại Thông tư số 05/2005/TT-BTC ngày 11/1/2005 đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Số thuế của NTNN phải nộp, bên Việt Nam không kê khai hoặc kê khai chưa chính xác thì doanh nghiệp được kê khai bổ sung tại thời điểm chưa có quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp. Trường hợp đã có quyết định thanh tra, kiểm tra của cơ quan Thuế, cơ quan có thẩm quyền và có số thuế truy thu qua kiểm tra, thanh tra thì tùy mức độ vi phạm doanh nghiệp bị xử lý vi phạm theo quy định.

Trên đây là nội dung hướng dẫn của Tổng cục Thuế tại Công văn số 939/TCT-KK ngày 25/3/2013.

Thuế Xuất nhập khẩu (“XNK”)

Thuế XNK đối với hàng hóa của Doanh nghiệp chế xuất (“DNCX”)

Ngày 5/3/2013 Bộ Tài chính ban hành Công văn số 2870/BTC-TCHQ hướng dẫn về đối tượng không chịu thuế đối với hàng hóa của DNCX.

Theo đó, các nhà thầu khi nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài để xây dựng nhà xưởng, văn phòng làm việc cho DNCX không phải kê khai nộp thuế nhập khẩu. Ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định tại Điều 45 Thông tư 194/2010/TT-BTC, các nhà thầu cần nộp bổ sung thêm các tài liệu sau đây: Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu (ghi rõ nội dung trúng thầu hoặc chỉ định thầu) kèm theo hợp đồng bán hàng cho các doanh nghiệp theo kết quả đấu thầu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa, trong đó quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế Nhập khẩu.

Thuế Bảo vệ môi trường (“BVMT”)

Bao bì đóng gói hàng hóa, mua qua trung gian không được miễn thuế BVMT

Ngày 06/3/2013 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 716/TCT-CS hướng dẫn một số vướng mắc về chính sách thuế BVMT như sau:

1. V bao bì đóng gói sn hàng hoá:

Đối với bao bì đóng gói sẵn hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế BVMT là bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực

8

tiếp của người sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói. Trường hợp bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua qua khâu trung gian thì thuộc đối tượng phải kê khai nộp thuế bảo vệ môi trường.

2. Đi vi bao bì u thác xut khu:

Trường hợp doanh nghiệp sản xuất bao bì trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu thì không phải nộp thuế BVMT đối với hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài này.

3. V thuế bo v môi trưng ca t chc, h gia đình, cá nhân mua đ xut khu:

Theo quy định tại Điều 2, Thông tư số 159/2012/TT-BTC nêu trên thì trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua túi ni lông thuộc đối tượng chịu thuế BVMT sau đó xuất khẩu ra nước ngoài thì phải kê khai, nộp thuế BVMT.

Lệ phí trước bạ

Lệ phí trước bạ với trường hợp đổi tên văn phòng đại diện do sáp nhập công ty mẹ


Theo hướng dẫn tại Công văn số 825/TCT­CS ngày 14/3/2013 của Tổng cục Thuế, trường hợp văn phòng đại diện đổi tên do công ty mẹ tại nước ngoài sáp nhập với công ty khác, đồng thời không thay đổi mã số thuế, nhân sự và trụ sở làm việc thì văn phòng đại diện không phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký đổi tên quyền sở hữu, sử dụng với tài sản của mình.

Giá tính lệ phí trước bạ đối với tài sản không phải là nhà, đất

Theo quy định hiện hành, quy trình xây dựng và ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ từng loại tài sản thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố. Trường hợp giá trị mua bán trên hóa đơn hợp pháp đối với tài sản không phải là nhà, đất cao hơn giá tính lệ phí trước bạ do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định thì tính theo giá trị thực tế trên hóa đơn hợp pháp.

Trên đây là nội dung Công văn số 824/TCT­CS ngày 14/3/2013 của Tổng cục Thuế.