Ở cả hai
kịch bản tăng trưởng 6,5% và 6% của năm 2012, phương án tăng lương tối thiểu đều
ở mức 1.050.000 đồng.
Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 được trình bày tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 1/10 cho biết, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã nhất trí với Chính phủ về phương án tăng lương tối thiểu lên mức 1.050.000 đồng và đề nghị phụ cấp công vụ cần nâng ở mức tối thiểu là 25%.
Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 được trình bày tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 1/10 cho biết, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã nhất trí với Chính phủ về phương án tăng lương tối thiểu lên mức 1.050.000 đồng và đề nghị phụ cấp công vụ cần nâng ở mức tối thiểu là 25%.
Một số thành viên của cơ quan thẩm tra nhận xét, so với đề án cải cách tiền lương, đến nay, việc thực hiện còn chậm, mức lương tối thiểu và phụ cấp công vụ ở mức thấp, chưa mang tính đột phá. |
Theo phương án của Chính phủ, với tăng trưởng 6,5%, tổng chi
ngân sách Trung ương thực hiện cải cách tiền lương là 49.300 tỷ đồng, để điều
chỉnh lương tối thiểu từ 830.000 đồng lên 1.050.000 đồng, tăng 220 nghìn đồng,
tương đương 26,5%. Mức tăng này cũng được áp dụng cho lương hưu và trợ cấp.
Giữ nguyên mức tăng lương, song phụ cấp công vụ sẽ giảm từ 25% xuống còn 15%, nếu tăng trưởng ở mức 6%, Chính phủ đề nghị.
Tại cơ quan thẩm tra, có ý kiến cho rằng, cần đưa mức lương tối thiểu lên 1.100.000 đồng để bảo đảm đời sống cho cán bộ, công chức nhà nước. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ lo ngại nếu như vậy thì cần thêm 11.000 tỷ đồng, sẽ càng gây áp lực cho ngân sách vốn đang khó khăn.
Một số thành viên của cơ quan thẩm tra nhận xét, so với đề án cải cách tiền lương, đến nay, việc thực hiện còn chậm, mức lương tối thiểu và phụ cấp công vụ ở mức thấp, chưa mang tính đột phá. Đề nghị Chính phủ có phương án tách bạch giữa công chức, viên chức, cán bộ nghỉ hưu để có lộ trình tăng lương cho phù hợp. Từ đó, có bước cải cách tích cực hơn về mức nâng lương tối thiểu và phụ cấp công vụ cho đội ngũ công chức nhà nước để bảo đảm đời sống công chức và thu hút lao động trí tuệ cao ở lĩnh vực này, báo cáo thẩm tra nêu rõ.
Cũng liên quan đến chế độ tiền lương, xem xét dự toán chi ngân sách năm 2011, Ủy ban Tài chính - Ngân sách “phê”cơ cấu chi thường xuyên chưa có những thay đổi tích cực, vẫn còn một số tồn tại, bất cập, nhất là chi cho con người. Cụ thể là chưa thực hiện tốt nguyên tắc phân phối theo lao động, theo năng suất, hiệu quả, công lao đóng góp, chưa khuyến khích và thu hút được người có tài.
Nhận xét tiền lương cơ bản thấp, mang tính bình quân đã làm cho chế độ tiền lương mất dần động lực, cơ quan thẩm tra đã nhắc lại hiện trạng tại báo cáo ngày 1/9 của Bộ Nội vụ. Đó là, việc trả lương, quản lý và đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo ngạch, bậc chủ yếu dựa vào bằng cấp và thâm niên công tác, chưa theo yêu cầu vị trí việc làm… Trong không ít cơ quan, đơn vị có tình trạng người có ngạch, bậc lương thấp hơn lại làm tốt hơn những phần việc của người có ngạch, bậc lương cao hơn, nhưng không được trả lương cao.
Cũng theo phân tích của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, thu nhập của cán bộ, công chức chưa thực sự bình đẳng giữa các ngành, các lĩnh vực; còn quá nhiều loại phụ cấp ưu đãi chưa hợp lý ở các ngành, nghề.
Như, cán bộ, công chức trong các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện được hưởng phụ cấp 30% trong khi các cơ quan Nhà nước chỉ 10%. Nhà giáo hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề từ 25-70%; viên chức y tế từ 20-70% trong khi nhà giáo, viên chức y tế công tác tại bộ, sở phòng chuyên môn lại chỉ được hưởng mức 10% từ ngày 01/5/2011…
Từ những bất cập này, trong phân bổ ngân sách Trung ương năm 2012, cơ quan thẩm tra đề nghị ưu tiên số 1 là chi đầu tư cho con người, trước hết là chi lương và các khoản chi có tính chất lương, bảo đảm chi cho an sinh xã hội và các đối tượng chính sách xã hội.
Thống nhất về mức tăng lương tối thiểu, song thời điểm áp dụng mức này chưa được xác định cụ thể. Năm 2011 mức lương tối thiểu được tăng từ 1/5.
Giữ nguyên mức tăng lương, song phụ cấp công vụ sẽ giảm từ 25% xuống còn 15%, nếu tăng trưởng ở mức 6%, Chính phủ đề nghị.
Tại cơ quan thẩm tra, có ý kiến cho rằng, cần đưa mức lương tối thiểu lên 1.100.000 đồng để bảo đảm đời sống cho cán bộ, công chức nhà nước. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ lo ngại nếu như vậy thì cần thêm 11.000 tỷ đồng, sẽ càng gây áp lực cho ngân sách vốn đang khó khăn.
Một số thành viên của cơ quan thẩm tra nhận xét, so với đề án cải cách tiền lương, đến nay, việc thực hiện còn chậm, mức lương tối thiểu và phụ cấp công vụ ở mức thấp, chưa mang tính đột phá. Đề nghị Chính phủ có phương án tách bạch giữa công chức, viên chức, cán bộ nghỉ hưu để có lộ trình tăng lương cho phù hợp. Từ đó, có bước cải cách tích cực hơn về mức nâng lương tối thiểu và phụ cấp công vụ cho đội ngũ công chức nhà nước để bảo đảm đời sống công chức và thu hút lao động trí tuệ cao ở lĩnh vực này, báo cáo thẩm tra nêu rõ.
Cũng liên quan đến chế độ tiền lương, xem xét dự toán chi ngân sách năm 2011, Ủy ban Tài chính - Ngân sách “phê”cơ cấu chi thường xuyên chưa có những thay đổi tích cực, vẫn còn một số tồn tại, bất cập, nhất là chi cho con người. Cụ thể là chưa thực hiện tốt nguyên tắc phân phối theo lao động, theo năng suất, hiệu quả, công lao đóng góp, chưa khuyến khích và thu hút được người có tài.
Nhận xét tiền lương cơ bản thấp, mang tính bình quân đã làm cho chế độ tiền lương mất dần động lực, cơ quan thẩm tra đã nhắc lại hiện trạng tại báo cáo ngày 1/9 của Bộ Nội vụ. Đó là, việc trả lương, quản lý và đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo ngạch, bậc chủ yếu dựa vào bằng cấp và thâm niên công tác, chưa theo yêu cầu vị trí việc làm… Trong không ít cơ quan, đơn vị có tình trạng người có ngạch, bậc lương thấp hơn lại làm tốt hơn những phần việc của người có ngạch, bậc lương cao hơn, nhưng không được trả lương cao.
Cũng theo phân tích của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, thu nhập của cán bộ, công chức chưa thực sự bình đẳng giữa các ngành, các lĩnh vực; còn quá nhiều loại phụ cấp ưu đãi chưa hợp lý ở các ngành, nghề.
Như, cán bộ, công chức trong các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện được hưởng phụ cấp 30% trong khi các cơ quan Nhà nước chỉ 10%. Nhà giáo hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề từ 25-70%; viên chức y tế từ 20-70% trong khi nhà giáo, viên chức y tế công tác tại bộ, sở phòng chuyên môn lại chỉ được hưởng mức 10% từ ngày 01/5/2011…
Từ những bất cập này, trong phân bổ ngân sách Trung ương năm 2012, cơ quan thẩm tra đề nghị ưu tiên số 1 là chi đầu tư cho con người, trước hết là chi lương và các khoản chi có tính chất lương, bảo đảm chi cho an sinh xã hội và các đối tượng chính sách xã hội.
Thống nhất về mức tăng lương tối thiểu, song thời điểm áp dụng mức này chưa được xác định cụ thể. Năm 2011 mức lương tối thiểu được tăng từ 1/5.
Nguyên Thảo - VnEconomy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét