Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Thí sinh người Việt gây sốt ở X Factor Anh

 

Chàng du học sinh 18 tuổi, Jason Việt Tiến, trở thành một hiện tượng bởi cách nói chuyện hài hước và chất giọng giàu cảm xúc khi tham gia chương trình tìm kiếm tài năng âm nhạc tại Anh.

Xuất hiện trong tập 2 của chương trình The X Factor (phiên bản Anh), cậu sinh viên Việt Nam đang du học tại Birmingham, Anh, làm dư luận xôn xao. Không có chất giọng thực sự xuất sắc nhưng Việt Tiến được các giám khảo đánh giá cao ở cách bộc lộ cảm xúc khi thể hiện bản ballad I Have Nothing của diva bạc mệnh Whitney Houston.
* Jason Việt Tiến hát "I Have Nothing" ở vòng loại "The X Factor"
Geri Halliwell nhận xét: "Cậu làm tốt hơn những gì tôi nghĩ khi thấy cậu xuất hiện. Đây là một ca khúc không dễ gì hát tốt được". Giám khảo Louis Walsh nhận định: "Có thể phần trình diễn của cậu không hoàn hảo nhưng thực sự sống động và thú vị. Đó là lý do tại sao tất cả khán giả ở đây cổ vũ cho cậu, còn tôi thì muốn nghe nữa".
Jason Việt Tiến, chàng trai người Việt gây sốt trong tập 2 vòng loại
Jason Việt Tiến, chàng trai người Việt gây sốt trong tập 2 vòng loại "The X Factor" phiên bản Anh mùa thứ chín.
Điểm đặc biệt trong tiết mục của Jason Việt Tiến là trước khi ra sân khấu, cậu tâm sự về tình cảm đặc biệt của mình dành cho nữ giám khảo xinh đẹp Tulisa Contostavlos. Jason bước ra sân khấu và đem theo một bông hồng dành tặng người phụ nữ trong mộng. Tuy nhiên, cậu phát âm nhầm tên của Tulisa thành "Tulisha" và các vị giám khảo phải chỉnh lại âm ngữ cho Jason.
Tulisa là người cổ vũ Jason nhiệt tình nhất. Cô còn trao một nụ hôn ngọt ngào khiến chàng trai người Việt ngất ngây. "Jason, tôi nghĩ chúng tôi đã tìm ra được một nhân tố mới. Tôi yêu bạn và phần trình diễn của bạn. Bạn muốn có tình yêu của tôi và bạn đã có được điều đó". Nhận được sự đồng ý của 4 giám khảo, Jason Việt Tiến thẳng tiến vào vòng trong.
Phần giao lưu đầy dễ thương và hài hước của Jason đã chinh phục hàng triệu khán giả theo dõi chương trình The X Factor. Sau đó, nhiều tờ báo danh tiếng của Anh như Mirror, Daily Mail... đều đưa tin về chàng du học sinh người Việt.
Jason nhận nụ hôn từ nữ giám khảo xinh đẹp Tulisa Contostavlos.
Jason nhận nụ hôn từ nữ giám khảo xinh đẹp Tulisa Contostavlos - người mà cậu yêu mến.
Jason Việt Tiến, 18 tuổi, mới sang Anh du học ngành Marketing, PR tại Đại học Birmingham City được hơn 2 năm. Trước đó, cậu là cựu học sinh trường THPT Trần Phú (TP HCM). Khi còn ở Việt Nam, Jason từng là tham dự cuộc thi Tiếng ca học đường 2009.
Cùng với The Voice hay Idol, The X Factor là một trong ba chương trình truyền hình tìm kiếm tài năng âm nhạc hút khách nhất trên thế giới hiện nay. Phiên bản của Anh đã đi tới mùa thứ chín, còn phiên bản Mỹ mùa thứ hai sẽ lên sóng tập đầu tiên vào ngày 12/9.
Nguyên Minh

Giáo viên tiếng Anh cần... phiên dịch

Trên thực tế, vấn đề khó cải thiện nhất của đề án Dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân vẫn là đội ngũ giáo viên.

Nghe, nói tiếng Anh vẫn là những kỹ năng yếu nhất của cả giáo viên và học sinh - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Mới chuẩn ở... bằng cấp

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, đến hết tháng 6.2012, nếu áp theo khung tham chiếu châu Âu, toàn quốc chỉ có 1.062/11.784 giáo viên (GV) tiếng Anh tiểu học đạt trình độ B2, 2.785 GV đạt B1. Con số này quá ít ỏi so với tỷ lệ 60,17% GV tiếng Anh hiện nay có trình độ ĐH và sau ĐH trong nước.
Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng bộ phận thường trực của đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 - Bộ GD-ĐT, nhận định khiếm khuyết của GV thể hiện trên tất cả các mặt nghe, nói, đọc và viết. Chính vì thế, các chương trình đào tạo và bồi dưỡng tiếng Anh của đề án phải tập trung phát triển cả 4 kỹ năng này cho GV. Tình trạng GV không đạt chuẩn xảy ra ở tất cả các địa bàn trong cả nước. “Hiện tượng GV giỏi chỉ tập trung ở một số trường chuyên hoặc trường chất lượng cao là có thật”, ông Hùng nói.
“Ngại” nói tiếng Anh với người nước ngoài
Cách đây hơn một năm, học sinh lớp 7 Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Q.3, TP.HCM) phản ánh với Ban giám hiệu việc GV tiếng Anh của lớp phát âm sai, viết sai chính tả, sai ngữ pháp. Thậm chí, khi nói chuyện với người nước ngoài, GV này cũng không nghe được và học sinh phải dịch, chuyển ý cho câu chuyện của thầy cô mình.
Bà Lê Thúy Hòa, Hiệu trưởng Trường THPT Thái Bình - Q.Tân Bình, TP.HCM, cho biết: “Các GV thử việc tại trường đều tốt nghiệp sư phạm tiếng Anh, thậm chí có GV tốt nghiệp loại khá giỏi. Nhưng khi có khách nước ngoài, GV nào cũng ngại, không dám giao tiếp. Đến khi trường nhờ một cô giáo được đánh giá là giỏi nhất tiếp đoàn và làm phiên dịch thì cô này cũng rất khổ sở”.
Nhận định về chất lượng GV tiếng Anh hiện nay, nguyên Trưởng phòng GD Q.Tân Phú, TP.HCM, nhớ lại: “Mỗi năm, khi tuyển GV tiếng Anh, Phòng đều có phỏng vấn và thường xuyên tiếp nhận những ý kiến phản hồi của phụ huynh về chất lượng giảng dạy. Qua nhiều năm, cho thấy đa phần GV tiếng Anh mắc lỗi về phát âm”.
Chất lượng GV tiếng Anh ở Hà Nội cũng bộc lộ nhiều hạn chế ở kỹ năng nghe, nói và phát âm. Kết quả khảo sát của UBND TP.Hà Nội vào đầu năm nay cho thấy chỉ có khoảng 40% GV ngoại ngữ nghe và hiểu bài do chuyên gia giảng dạy, 30% hiểu được 50% bài giảng bằng tiếng nước ngoài, còn 30% gần như không hiểu, phải phiên dịch sang tiếng Việt.
Vừa thiếu vừa yếu


Những mục tiêu chính của đề án
Từ năm học 2010 - 2011, Bộ đã triển khai chương trình giáo dục ngoại ngữ 10 năm (học sinh bắt đầu học ngoại ngữ từ lớp 3 cho đến lớp 12). Mục tiêu cụ thể như sau:
Từ năm 2010 - 2011 triển khai dạy ngoại ngữ theo chương trình mới cho khoảng 20% lượng học sinh lớp 3, mở rộng dần quy mô để đạt khoảng 70% vào năm học 2015 - 2016 và 100% vào năm 2018 - 2019.
Triển khai chương trình đào tạo, tăng cường môn ngoại ngữ đối với giáo dục dạy nghề, TC, ĐH cho khoảng 10% học sinh, sinh viên vào năm học 2010 - 2011, 60% vào năm học 2015 - 2019.

T.Nguyễn (ghi)

Tỉnh Hà Nam, một trong những địa phương tham gia triển khai đề án ngay từ giai đoạn đầu cũng trong tình trạng GV vừa thiếu vừa yếu. Hiện toàn tỉnh có 655 GV tiếng Anh ở cả 3 cấp học. Nếu xét về bằng cấp, tất cả đều đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định. Tuy nhiên, trong đợt khảo sát năng lực GV tiếng Anh do Bộ GD-ĐT tiến hành, toàn tỉnh chỉ có 12/648 GV tham gia khảo sát đạt yêu cầu. Đáng quan tâm hơn, ở bậc THPT có 100% GV đều được đào tạo trình độ ĐH chính quy lại không hề có người nào đạt chuẩn. Tỷ lệ GV dưới chuẩn hai bậc trở xuống ở THCS xấp xỉ 40%, tiểu học và THPT trên 55%. Trong đó, nghe là kỹ năng yếu nhất, đọc cũng chỉ đạt mức trung bình.
Để đánh giá được trình độ của GV, Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổ chức khảo sát bài thi gồm kỹ năng nghe, đọc, viết và các kiến thức ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm theo chuẩn của Nhà xuất bản Oxford. Thi vấn đáp trực tiếp với GV bản ngữ về kỹ năng nói. Có khoảng 1.756 GV tiếng Anh các cấp tham gia khảo sát. Ông Văn Công Sang, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ của Sở, cho biết: “Kết quả cụ thể chúng tôi không thể công bố vì ảnh hưởng đến uy tín của GV, nhưng có thể nói rằng khoảng 700 GV tiểu học (trong 756 GV tham gia - PV) phải đào tạo lại”. Theo thông tin tìm hiểu của chúng tôi, chỉ có 5% GV của 2 bậc học còn lại đạt chuẩn. Chẳng hạn H.Nhà Bè chỉ có 1/20 GV khảo sát đạt chuẩn. Gần 100 GV tiểu học và THCS của Q.5 tham gia khảo sát không đạt chuẩn. Toàn Q.4 chỉ có 3 GV đạt chuẩn, Q.10 có 10 người…
Ông Nguyễn Ngọc Hùng cho rằng có nhiều lý do khiến GV không đạt chuẩn trong các cuộc rà soát trình độ vừa qua, trong đó có các lý do chính: Môn tiếng Anh tiểu học trước đây là tự chọn, nơi nào có điều kiện thì tổ chức nên việc tuyển chọn GV chưa được bài bản. Đại đa số GV này học các hệ không chính quy tại các cơ sở tiếng Anh chất lượng chưa bảo đảm. Trước đây, GV dạy tiếng Anh chỉ chú trọng chuẩn bị cho học sinh thi ngữ pháp, từ vựng và dịch nên lâu dần kỹ năng giao tiếp của thầy cô cũng bị mai một. Một số trường sư phạm chưa bảo đảm chất lượng đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp ngành tiếng Anh.

Khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ chung châu Âu
A0 - A1: Có thể hiểu được những chỉ dẫn đơn giản hoặc tham gia vào những trao đổi ngắn về các chủ đề có thể đoán được.
A2: Có thể diễn đạt đơn giản các quan điểm hoặc những yêu cầu trong tình huống quen thuộc; Hiểu được những thông tin đơn giản trên sản phẩm, biển báo, sách giáo khoa hoặc những loại báo cáo về các chủ đề quen thuộc; Điền các mẫu đơn và viết các bức thư ngắn hoặc bưu thiếp liên quan đến thông tin cá nhân.
B1: Có thể diễn đạt hạn chế quan điểm trong những vấn đề văn hóa, trừu tượng hoặc đưa ra lời khuyên trong những vấn đề quen thuộc, hiểu được những thông báo, chỉ dẫn cộng đồng; Đọc hiểu các bài báo, thông tin hằng ngày, hiểu được ý chính của các văn bản trong lĩnh vực quen thuộc; Viết thư hoặc ghi chú ý chính những vấn đề quen thuộc hoặc những chủ đề có thể đoán trước.
B2: Có thể hiểu, trình bày về một chủ đề quen thuộc hoặc giao tiếp ở khá nhiều lĩnh vực khác nhau; Tìm kiếm những thông tin trong văn bản, hiểu được những chỉ dẫn và các lời khuyên chi tiết; Ghi chú những ý chính khi người khác đang phát biểu hoặc viết thư yêu cầu về những chủ đề thông thường.
C1: Có thể đóng góp hiệu quả vào các cuộc họp hoặc hội thảo hoặc thực hiện những cuộc hội thoại trong giao tiếp hằng ngày tương đối lưu loát, hiểu được những thành ngữ trừu tượng; Đọc nhanh để theo học các khóa học thuật, đọc và hiểu được các bài báo, thư từ thông thường; Soạn thảo thư từ chuyên nghiệp, ghi chép khá chính xác trong các cuộc họp hoặc viết bài luận văn...

B.Thanh (ghi)

Đằng sau vụ Phó chủ tịch Ngân hàng Á Châu ACB (Bầu Kiên) bị bắt và bài học "nhìn thấy cơ hội trong nguy cơ".

https://dl.dropbox.com/u/3230036/Tai-lieu-CFOViet.com-BauKien.pdf
http://www.cfoviet.com/p/bau-kien.html?utm_source=CFOViet&utm_campaign=4d2ddfc289-G_i_t_i_li_u_CFOViet_Kinh_t_Vi_t_Nam_9_8_2012&utm_medium=email

Banks receive credit report cards

HA NOI (VNS)— Thirty-two domestic commercial banks have been rated at four competitiveness levels, A, B, C, and D, according to the Viet Nam Credit Rating Annual Report 2012 released on Saturday.
Level A banks have a high competitiveness, strong market power, stable financial resources, effective performance, and long-term development potential.
Level B consists of banks with fairly high competitiveness, good market power, reasonable financial resources, stable performance and good development potential.
Banks with average competitiveness, limited market power, acceptable financial strength, and less stable business performance belong to level C.
Level D refers to banks with limited competitiveness. These banks suffer from deficiencies like a weak business network and market power, acceptable financial strength, and less stable business performance.
According to the report, the nine banks to receive A ratings were Techcombank, ACB, Sacombank, Eximbank, DongA Bank, MB, Vietcombank, Vietinbank, and BIDV.
The Level B banks were BacA Bank, HDBank, MaritimeBank, Orient Commercial Joint Stock Bank, Sai Gon Bank for Industry and Trade, Southern Bank, VIB, PG Bank, and Viet A Bank.
VPBank, ABBank, DaiA Bank, Kien Long Bank, MHB, Nam A Bank, Oceanbank, Habubank, Navibank, and SHB were placed in level C.
Level D is comprised of Vietbank, Western Bank, and MDB.
Agribank was not rated in this year's report.
The launch of Viet Nam Credit Rating Annual Report 2012 was announced by the President's Office and the Viet Nam Chamber of Commerce and Industry (VCCI).
This is the 3rd consecutive year this kind of report was conducted. This year's report provides an overall evaluation of Viet Nam's banking system together with competitiveness ratings of the banks. — VNS